Bát Tràng, Hà Nội

Giỏ hàng

0 sản phẩm

Men gốm: Linh hồn của đất và nét đẹp của Gốm Bát Tràng

Nếu như hình dáng của một tác phẩm gốm nghệ thuật phụ thuộc nhiều vào đôi bàn tay của người nghệ nhân thì men gốm là yếu tố quyết định trong việc mang lại thần thái cho một tác phẩm. Có thể nói, nước men chiếm 50% đến yếu tố thành công của một sản phẩm gốm nghệ thuật. Nghiên cứu men gốm là một quá trình phức tạp và lâu dài.

Men gốm: Linh hồn của đất và nét đẹp của Gốm Bát Tràng

Men gốm là gì?

Men gốm là một lớp thủy tinh bao bọc lấy bề mặt xương gốm. Thông thường một lớp men có chiều dày từ 0,15-0,4 mm. Lớp men gốm cũng quyết định chất lượng bề mặt của sản phầm gốm. Sản phẩm có mề mặt nhẵn, nhám,… đều do men gốm quyết định.

Xem thêm:

Bản chất của men gốm tuy là thủy tinh nhưng vẫn có những đặc trưng riêng biệt. Một sản phẩm men gốm cần đáp ứng các yếu tố:

– Có khả năng chảy lỏng đồng nhất ở nhiệt độ xác định. Đây được xem là yếu tố tiên quyết để cho lớp men có thể phủ khắp bề mặt sản phẩm gốm. Nếu như khả năng chảy của men không ổn định sẽ gây ra những ảnh hưởng trên bề mặt cũng như có khả năng làm hỏng cả sản phẩm. Khi lớp men chảy đều, chất lượng cũng như độ bền của sản phẩm cũng ổn định hơn.

– Hệ số giãn nở nhiệt của men gốm và xương gốm phải tương đồng. Nếu một trong 2 hệ số có sự chênh lệch sẽ dễ bị co men, nứt men, nổ sản phẩm,… trong quá trình nung hoặc khi làm nguội sản phẩm

– Thành phần hóa học của men phải an toàn cho xương gốm. Nếu thành phần hóa học phản ứng quá mạnh trong khi nung có thể làm nứt, vỡ sản phẩm gốm.

– Có tính chất bề mặt ổn định. Một sản phẩm men thành phẩm cần có bề mặt ổn định. Nếu bề mặt không ổn định sẽ dẫn đến bề mặt sản phẩm không đồng đều

– Lớp men tốt sẽ giúp cho sản phẩm gốm sau khi nung được đẹp hơn

Lưu ý nhỏ:

Thành phần của men gốm

Thành phần của men gốm là một vấn đề phức tạp. Mỗi loại men gồm có những thành phần riêng biệt để tạo ra những màu sắc và bề mặt sản phẩm như mong muốn của nghệ nhân. Những thành phần chính của các loại men gốm là những oxit và một số phụ phẩm khác.

Những loại men phổ biến hiện nay

Hiện nay, tùy theo nhu cầu sáng tạo nghệ thuật khác nhau mà nghệ nhân có nhiều lựa chọn trong sử dụng men. Có thể kể đến một số loại như sau:

Men chảy

Men gốm: Linh hồ của đất và nét đẹp của Gốm Bát Tràng

Thường được trang trí lên sản phẩm gốm mịn. Khi nung dó đặc tính men (độ nhớt và sức căng bề mặt) của lớp men nền và lớp men phủ khác nhau. Thường thì lớp men phủ có độ nhớt thấp hơn. Sức căng bề mặt bé nên chảy mạnh. Thậm chí nó được hoà trộn một phần vào lớp men nền. Ở nhiệt độ nung, men chảy phủ lên lớp men nền tạo một bề mặt sản phẩm với màu sắc hoặc sự kết tinh từng mảng.

Để nhận được men này, pha thêm vào men khoảng 25% chất trợ chảy (PbO.SiO2) và một lượng ôxít màu hoặc chất màu.

Bạn có biết về: Quá trình nung gốm Bát Tràng

Men kết tinh

Men gốm: Linh hồn của đất và nét đẹp của Gốm Bát Tràng

Nếu thành phần men có những cấu tử gây mầm kết tinh. Khi làm nguội nếu độ nhớt của men đủ nhỏ để các mầm kết tinh tự lớn lên sẽ nhận được men kết tinh. Quá trình kết tinh diễn ra 2 giai đoạn:

  • Đầu tiên là giai đoạn tạo mầm (ứng với khoảng nhiệt độ tạo ra số mầm kết tinh nhiều nhất)
  • Giai đoạn mầm tinh thể lớn lên (khoảng nhiệt độ làm mầm tinh thể phát triển kích thước lớn nhất).

Chất tạo mầm phổ biến nhất là impfen có công thức 2ZnO.SiO2 được tạo bằng cách trộn ZnO và SiO2 theo tỷ lệ trên, đồng thời thêm vào 10%Pb3O4 hoặc 20% ôxít kiềm. Khi nấu chảy thu được frit đục với các mầm tinh thể 2ZnO.SiO2.

Chú ý: Hướng dẫn làm sạch bộ ấm chén xỉn màu

Men sần (matt)

Men gốm: Linh hồ của đất và nét đẹp của Gốm Bát Tràng

Khi thêm vào men gốc (bóng) một số ôxít khó chảy, hay ôxít màu như Cr2O3, CuO, Fe2O3, TiO2.. (10-30%) hoặc SnO2 (10%) ta được men sần. Ở nhiệt độ nóng chảy men gốc, các ôxít trên phân bố đều trên mặt men nhưng không nóng chảy và không tan lẫn với men gốc, khi làm nguội các phần tử khó chảy đó tạo nên lớp sần sùi, bề mặt nhám.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra đồ gốm sứ nhiễm chì

Men lam

Là một bài men xuất hiện sớm nhất ở làng Bát Tràng khoảng Thế kỷ 14. Nguyên liệu chủ yếu là đá hạ triểu, cao lanh, trường thạch,… Cùng với đó là các loại đá màu được nghiền nhỏ trong khoảng từ 70-80 tiếng.

Men gốm: Linh hồn của đất và nét đẹp của gốm Bát Tràng

Men lam được các nghệ nhân Bát Tràng vẽ lên trên bề mặt sản phẩm để trang trí. Loại men này được đun ở nhiệt độ khoảng 1200 – 1300 độ C được dùng chủ yếu trong các loại bát đĩa, ấm chén, lư hương, chân đèn,…

Có thể bạn cần: Kinh nghiệm chọn mua gốm sứ Bát Tràng an toàn chất lượng

Men nâu

Men nâu là loại men được sử dụng đầu tiên trong gốm sứ Bát Tràng. Càng ngày người ta càng hướng về tự nhiên, và những nét văn hóa hoài cổ. Men nâu với sắc nâu dân giã thích hợp cho các thiết kế nội thất sử dụng chất gỗ; hoặc lấy nền tảng kết hợp cùng thiên nhiên trong tổng thể toàn bộ kiến trúc.

Bộ trà dáng Vại men nâu khắc hoa Sen

Chất men không được bóng bẩy. Cho cảm giác hơi sần, thô, mộc. Có lẽ chính vì thế nên men nâu được yêu thích hơn cả. Nhất là những gia đình nào yêu gốm sứ Bát Tràng đều sở hữu ít nhất một bộ sản phẩm có men nâu. Đa phần sẽ là bộ ấm chén thưởng trà, hoặc bộ bát ăn cơm trang nhã.

Xem thêm: Gốm sứ Bát Tràng mua ở đâu uy tín chất lượng?

Men rạn

Men gốm: Linh hồn của đất và nét đẹp của gốm Bát Tràng

Men rạn là loại men được tạo ra do sự chênh lệch của độ co và xương gốm và men. Xuất hiện từ khoảng thế kỷ 16, với nguyên liệu: đá trường thạch, đá vôi,.. nghiền nhỏ (80- 90 tiếng) được phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm rồi đun ở nhiệt độ khoảng 1100-1200 độ C. Sau đó được đánh bởi nước củ nâu (ngày nay thường dùng thuốc tím) sau khi ngấm sẽ làm nổi lên những khe rạn trên bề mặt.

Đây là bài men vô cùng nổi tiếng của người dân Bát Tràng với những chiếc lư hương, vò, bình vôi, lọ, nghê thời Lý, Trần được người sưu tầm đồ cổ săn lùng, tìm kiếm.

Xem thêm: Mua đèn sứ thấu quang ở đâu uy tín chất lượng?

Men trắng ngà

Men gốm: Linh hồn của đất và nét đẹp của gốm Bát Tràng

Men trắng chủ yếu dùng để phủ lên sản phẩm, ít khi dùng để vẽ trang trí. Đây là bài men thường xuyên dùng cho bộ đồ ăn bởi được đun ở nhiệt độ cao nên bề mặt men vô cùng an toàn đến thức ăn. Vì vậy đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng.

Nguyên liệu: Đá hạ triểu, cao lanh, đá trường thạch, nghiền nhỏ đun ở nhiệt độ cao khoảng 1200 -1300 độ C.

Bạn đã biết: 5 bước để tạo ra những sản phẩm gốm chất lượng nhất

Men xanh rêu

Có nguyên liệu khá giống với loại men lam nhưng dùng những loại đá màu khác để tạo ra màu xanh rêu đặc trưng.

Men xanh rêu

Xuất hiện vào thế kỷ 14, loại men này thường được đun ở khoảng 1200-1300 độ C. Thường được dùng cho việc trang trí các họa tiết cho nhiều sản phẩm. Kể đến như chân nghê, vẽ mây; tô lên nhiều góc mảng diềm; đế và các cột dọc của long đình, gạch thông gió, ngói,…

Chú ý: Hướng dẫn phân biệt gốm sứ Bát Tràng và gốm sứ Trung Quốc

Men celadon (hay men ngọc)

Men gốm: Linh hồn của đất và nét đẹp của gốm Bát Tràng

Chính là màu xanh của Fe2+ của Fe0 và có thể bị khử một phần về Fe. Thực tế màu men Celadon ít đồng nhất mà thường biến đổi từ lục xám nhẹ đến lục ngả vàng. Có thể nhận màu Celadon giả nhưng đồng nhất bằng cách tạo chất màu Celadon trước, sau đó phun màu lên sản phẩm và tráng thêm một lớp men trong.

Một số sản phẩm của Gốm sứ Minh Quang:

Tin tức liên quan

Copyright © 2017 by Gốm sứ Minh Quang. All right reserved.

CODE and SEO by Lamvt.vn